Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt
Nam được thành lập với kỳ vọng sẽ là nơi tập hợp đội ngũ các nhà khoa học,
doanh nghiệp cùng “hiến kế” vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Với kỳ vọng nâng cao
nhận thức xã hội trong các vấn đề bảo vệ môi trường, ngày 9/1, Hiệp hội Nhà
sản xuất sản phẩm thân
thiện môi trường Việt
Nam (EPMA) nhiệm kỳ 2022-2027 đã được thành lập; trở thành nơi tập trung giới
trí thức khoa học công nghệ cùng chung tay bảo vệ môi trường vì sự phát triển xanh, bền vững của đất nước.
EPMA được thành lập
theo Quyết định số 1148/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ. Đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp
tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nghiên cứu, đào tạo về lĩnh
vực sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo ông Lê Hoài Nam,
Vụ trưởng Vụ Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên
và Môi trường), việc thành lập EPMA trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết,
nhất là khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 vừa bắt đầu có hiệu lực từ ngày
1/1/2022; trong đó có nhiều quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đất đai, vốn,
thuế, phí đối với các sản phẩn thân thiện với môi trường...
Vì thế, EPMA được kỳ
vọng sẽ là nơi tập trung các doanh nghiệp cùng đồng hành với các cơ quan quản
lý nhà nước thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Bảo vệ môi
trường; cùng nghiên cứu và
phát triển, đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ nguyên liệu có nguồn
gốc tự nhiên, sinh học, tái tạo, tái chế thân thiện.
Nêu lên một vấn đề
đáng lo ngại hiện nay, tiến sĩ Nguyễn Lê Thăng Long, Chủ tịch Hiệp hội EPMA
nhiệm kỳ 2022-2027, cho biết rác thải nhựa và các loại rác thải khác là vấn nạn
toàn cầu đang phải đối mặt và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Để giải quyết vấn đề
này, song song với quy định pháp luật rất cần có sự đồng hành của các doanh
nghiệp, các tổ chức bảo vệ môi trường, trong đó việc thay đổi nhận thức của xã
hội về việc sử dụng các sản phẩm Với kỳ vọng nâng cao nhận thức xã hội trong
các vấn đề bảo vệ môi trường, ngày 9/1, Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện
môi trường Việt Nam (EPMA) nhiệm kỳ 2022-2027 đã được thành lập; trở thành nơi
tập trung giới trí thức khoa học công nghệ cùng chung tay bảo vệ môi trường vì
sự phát triển xanh, bền vững của đất nước.
EPMA được thành lập
theo Quyết định số 1148/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ. Đây là tổ chức xã hội nghề nghiệp
tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nghiên cứu, đào tạo về lĩnh
vực sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo ông Lê Hoài Nam,
Vụ trưởng Vụ Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên
và Môi trường), việc thành lập EPMA trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết,
nhất là khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 vừa bắt đầu có hiệu lực từ ngày
1/1/2022; trong đó có nhiều quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đất đai, vốn,
thuế, phí đối với các sản phẩn thân thiện với môi trường...
Vì thế, EPMA được kỳ
vọng sẽ là nơi tập trung các doanh nghiệp cùng đồng hành với các cơ quan quản
lý nhà nước thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Bảo vệ môi trường; cùng
nghiên cứu và phát triển, đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ nguyên
liệu có nguồn gốc tự nhiên, sinh học, tái tạo, tái chế thân thiện.
Nêu lên một vấn đề
đáng lo ngại hiện nay, tiến sĩ Nguyễn Lê Thăng Long, Chủ tịch Hiệp hội EPMA
nhiệm kỳ 2022-2027, cho biết rác thải nhựa và các loại rác thải khác là vấn nạn
toàn cầu đang phải đối mặt và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Để giải quyết vấn đề
này, song song với quy định pháp luật rất cần có sự đồng hành của các doanh
nghiệp, các tổ chức bảo vệ môi trường, trong đó việc thay đổi nhận thức của xã
hội về việc sử dụng các sản phẩm xanh, có lợi ích cho môi trường là rất cần thiết.
"Với tôn chỉ
thành lập Hiệp hội nhằm hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các hội viên, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các sản phẩm thân thiện với môi trường, chúng tôi mong muốn sẽ góp
phần bảo vệ môi trường tốt nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội một cách
bền vững, tạo tương lai xanh cho đất nước Việt Nam,” ông Long nhấn mạnh./.
Tại Đại hội thành lập
EPMA nhiệm kỳ 2022-2027 diễn ra trong ngày 9/1, Đại hội đã bầu chính thứ 33
thành viên, là các nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp
trên khắp đất nước. Chủ tịch Hiệp hội là tiến sĩ khoa học vật liệu Nguyễn Lê
Thăng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát.
Phó Chủ tịch Hiệp hội
gồm: Giáo sư tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); tiến sĩ Trần Khắc Tâm, Giám đốc Công ty
TNHH Trần Liên Hưng; ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ
phần Tập đoàn Asanzo; phó giáo sư tiến sỹ Võ Công Thành, Đại học Cần
Thơ./.xanh, có lợi ích cho môi trường là rất cần thiết.
"Với tôn chỉ
thành lập Hiệp hội nhằm hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các hội viên, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các sản phẩm thân thiện với môi trường, chúng tôi mong muốn sẽ góp
phần bảo vệ môi trường tốt nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội một cách
bền vững, tạo tương lai xanh cho đất nước Việt Nam,” ông Long nhấn mạnh./.