Hà Nội tiếp tục triển khai chương trình “Tái chế học đường”
Sáng 5/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức hội nghị tổng kết chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa tại trường học năm học 2019-2020.  

Việc thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa là nội dung nằm trong chương trình “Tái chế học đường” được triển khai tại 1.200 trường mầm non và tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2019-2020.

Mặc dù bị gián đoạn gần nửa năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song chương trình “Tái chế học đường” vẫn được các nhà trường hưởng ứng tích cực. Theo thống kê, chương trình đã thu gom được 269 tấn vỏ hộp sữa, tương đương với gần 27 triệu vỏ hộp để tái chế.

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ độ tuổi mầm non và tiểu học không chỉ giúp các em bảo vệ môi trường tại trường học mà còn lan tỏa đến gia đình và xa hơn nữa là chúng ta sẽ có một thế hệ có ý thức bảo vệ môi trường trong tương lai. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đánh giá cao mô hình học sinh tự chủ của chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa. Đồng thời, hi vọng chương trình tiếp tục nhân rộng mô hình để đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho cộng đồng.

Ngoài việc nghe báo cáo kết quả triển khai chương trình “Tái chế học đường” năm học 2019-2020 của một số trường học trên địa bàn thành phố, hội nghị cũng nghe giới thiệu các mô hình trường học xanh và sáng kiến giáo dục môi trường như dự án “Đường đi bộ đến trường”, mô hình xây dựng lối sống xanh trong trường học...

Để khuyến khích các sáng kiến bảo vệ môi trường tại trường học, Ban tổ chức đã trao Giấy chứng nhận cho 35 tập thể trường học thực hiện xuất sắc chương trình “Tái chế học đường” và 6 tập thể trường học thực hiện tốt các hoạt động xây dựng trường học xanh vì bầu không khí sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm học 2019-2020.

Theo Ban tổ chức, năm học 2020-2021, chương trình “Tái chế học đường” tiếp tục triển khai tại thành phố Hà Nội với sự tham gia của 1.600 trường mầm non và tiểu học. Trong khuôn khổ chương trình, học sinh được hướng dẫn cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống như: cho ống hút vào trong hộp, làm dẹp, dán sticker lên miệng hộp và bỏ vào đúng nơi quy định. Vỏ hộp sữa sau đó sẽ được thu gom định kỳ hai tuần một lần và chuyển về nhà máy giấy để tái chế thành các sản phẩm hữu ích khác như giấy công nghiệp và tấm lợp, tấm phẳng sinh thái... Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

Chương trình "Tái chế học đường" là sáng kiến được Công ty Tetra Pak (nhà cung cấp hộp giấy đựng đồ uống đến từ Thụy Điển) thí điểm vào năm 2017 tại TPHCM và chính thức triển khai trên diện rộng vào năm 2019 tại Hà Nội.

Bên cạnh chương trình tái chế học đường, Công ty đang không ngừng mở rộng mạng lưới 56 điểm thu gom tại nơi công cộng để người tiêu dùng có thể dễ dàng mang vỏ hộp giấy đã qua sử dụng đến để đưa đi tái chế. Đặc biệt, để hoạt động thu gom và tái chế vỏ hộp giấy đạt quy mô lớn và rộng khắp, Tetra Pak cùng với 08 nhà sản xuất đồ uống và thực phẩm hàng đầu Việt Nam đã sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) với mục tiêu là toàn bộ bao bì của các doanh nghiệp thành viên trong Liên minh sẽ được tái chế vào năm 2030.

Nguồn: Báo Hà Nội mới.
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
TIN MỚI
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập